Monday, October 15, 2007
Duoi Bong Quan Ky / Do Van Phuc
Dưới Bóng Quân Kỳ
Đỗ Văn Phúc
Si Vis Pacem, Para Bellum
Lịch sử Việt Nam là một lịch sử chiến đấu không ngừng nghỉ. Dân tộc Việt Nam hiền hòa nhưng ở vào một tình thế bất khả kháng, dã trở thành một dân tộc thiện chiến trong suốt quá trình lịch sử kể từ khi vua Hùng lập quốc cho đến nay. Có thế mới bảo lưu được nòi giống và nền văn hóa độc đáo của mình qua bốn ngàn năm thăng trầm.
Nhìn vào bản đồ khu vực Nam Á Châu, Việt nam ta ở vào một vị trí dặc biệt thuận tiện vừa về mặt kinh tế, vừa về mặt chiến lược. Theo quan điểm chiến lược cổ truyền, Việt Nam là cửa ngõ của vùng Ðông Nam Á, là ngã tư giao thương quốc tế. Trên mảnh đất hình chữ S, có một dân tộc cần cù, thông minh, và một nguồn tài nguyên thiên nhiên hiếm có. Việt nam trở thành mục tiêu cho bao thế lực bành trướng đế quốc, thực dân từ muôn đời nay. Lịch sử có lúc thăng lúc trầm, dân tộc có lúc thành, lúc bại, nhưng để giữ gìn một nòi giống với nền văn hóa cổ truyền độc đáo của mình, tổ tiên chúng ta đã phải đổ bao nhiêu xương máu cho trang sử của chúng ta còn tiếp nối đến ngày nay. Hình ảnh người Lính Việt Nam luôn sáng ngời trên từng trang, từng hàng chữ của cuốn sử dày bốn ngàn năm, cũng như bàng bạc trong văn chương bình dân và văn chương bác học.
Ði ngược dòng thời gian, từ khi vua Hoàng đế chiến thắng các bộ lạc miền Hoa Nam, thiết lập nên một nhà nước Trung Hoa đầu tiên ở địa bàn sông Dương tử. Hai trong số hàng trăm bộ lạc Việt: Âu-Việt và Lạc-Việt đã phải di cư xuống phương nam, kết hợp và lập thành nước Âu-Lạc với triều đại Hồng Bàng kéo dài mười tám đời Vua. Trong suốt gần hai ngàn năm huyền sử này, dĩ nhiên tổ tiên ta phải cật lực chiến dấu để sống còn trước cơn lốc chiến tranh của các bộ lạc trong giai đoạn tan và hợp để tạo nên những quốc gia đầu tiên trong lịch sử loài người với những định chế chính trị xã hội văn minh dần lên. Quân đội thời Hùng vương đặt dưới quyền chỉ huy của vị Lạc tướng (hay còn gọi là Hùng Tướng). Lịch sử không để lại cho chúng ta điều gì cụ thể hơn, vì thời này chúng ta chưa có sử ký. Mọi biến cố đều căn cứ trên sách sử Trung hoa mà dĩ nhiên rất sơ sài và hiếm hoi. Hàng ngàn năm các triều đại Trung hoa bận rộn với các cuộc nội chiến nên ít dòm ngó xuống phương nam xa lắc xa lơ. Mãi đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung hoa, lập nên một nhà nước trung ương tập quyền hùng mạnh, Việt Nam bắt đầu thấy hiểm họa Bắc phương. Lịch sử chiến tranh Việt nam có thể coi như bắt đầu bằng cuộc chiến giữa Thục An Dương Vương và Triệu Ðà, một tùy tướng của Ðồ Thư được lệnh nhà Tần chinh phục phương Nam. Chuyện chiếc nõ thần là bài học về tình báo đầu tiên lồng trong bối cảnh của một thiên tình sử lãng mạn của đôi trai gái địch thù Trọng Thủy Mỵ Châu.
Ðến đời nhà Hán, hai vị anh thư Trưng Trắc, Trưng Nhị đứng lên khởi nghĩa chống sự đô hộ tàn bào của Thái thú Tô Ðịnh. Hai bà Trưng vốn dòng dõi nhà Lạc Tướng, vì nợ nước, thù chồng dã hiên ngang quật khởi đánh đổ ách thống trị ngoại bang. Hai bà đã lập nên vương quyền, tuyên xưng độc lập năm 43 trước Tây lịch. Kế đó là bà Triệu thị Trinh (Triệu Ẩu) nổi dậy chống lại nhà Ðông Ngô. Bà đã nói một câu đầy hùng khí :”Ta thà cởi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển đông, quét sạch bờ cõi, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chú không thèm bắt chước người đời cúi đầu khom lưng làm tì thiếp người ta”
Liên tiếp trong gần một ngàn năm đô hộ của Trung Hoa, dân tộc ta đã sản sinh nhiều vị anh hùng như Phùng Hưng, Mai Hắc Ðế, Dạ Trạch Vương... Năm 937, Tướng Ngô Quyền dành lại độc lập toàn vẹn cho Tổ quốc, mở đầu một thời kỳ tự chủ lâu dài, Việt Nam trở thành một quốc gia hùng cường, có uy tín trong vùng, bắt đầu thời kỳ xây dựng một nền văn hóa riêng biệt. Ðinh Tiên Hoàng, Lý Công Uẩn xuất thân từ binh nghiệp mà dựng vương quyền. Ðại Tướng Lý Thường Kiệt, nhân nội tình Trung hoa đang phân hoá vì áp dụng luật pháp khắt khe của Vương An Thạch, ngài đem quân đánh sâu vào lãnh thổ hai tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây, gây áp lực với triều đình nhà Tống. Quân Việt đánh đâu thắng đó, và được dân chúng địa phương hết lòng ủng hộ. Từ đó cho đến cho cả trăm năm kế đó, Trung Hoa chẳng dám dòm ngó gì nữa. Những trang quân sử chói lọi nhất vẫn là trang sử ba lần đánh thắng quân Nguyên. Gengis Khan (Thành Cát Tư Hãn) vào thế kỷ 12, dấy lên từ thảo nguyên Mông cổ, đã chinh phục hầu hết đất đai trên địa cầu, từ đông sang tây, Á sang Âu. Vó ngựa ông dẫm nát các thành trì đế quốc Hồi giáo khi đó rất hùng cường. Ðến Ba lan, vua Ba lan phải kéo quần thần ra trước cổng thành quỳ xuống xin hàng; đến Nga, san bằng Mạc tư khoa trong nháy mắt. Trước khi qua đời, Gengis Khan dặn con cháu bành trướng thế lực cho đến tận nơi nào mà vó ngựa quân Mông cổ còn đến được. Gần như toàn thể thế giới đều chịu khuất phục trước sức mạnh của họ. Con và cháu ông, Ogedai (Oa Khoát Ðài) và Mongke (Mông Kha) diệt nhà Tống, chiếm được Trung hoa, lập nên triều đại nhà Nguyên kéo dài hàng trăm năm. Trước khi chiếm được Trung nguyên, và cũng sau khi đã lập nên đế quốc Nguyên rộng lớn, họ nhiều lần nhòm ngó tới Việt Nam, nhưng đành dừng lại trước sức đề kháng mãnh liệt của quân dân ta. Trong những trận đánh lớn nhỏ, dân tộc ta đã thách thức sức mạnh Mông cổ và đã chiến thắng oanh liệt. Thái tử nhà Nguyên là Thoát Hoan phải chui vào trốn trong một ống đồng để thoát về Tàu. Toa đô, Ô Mã Nhi và nhiều tướng Mông Cổ phơi thây trên các chiến trường đẫm máu Chương Dương, Kiếp Bạc, sông Hàm tử và nhất là sông Bạch Ðằng, nơi xóa tan giấc mộng xâm lăng của giặc Nguyên. Chúng ta có một nhà quân sự lỗi lạc vừa là một nhà chiến tranh chính trị xuất chúng : Ðức Ðại Vương Trần Hưng Ðạo (Hải Quân VN chọn ngài làm Thánh Tổ). Ngài để lại cho hậu thế bộ Binh Thư Yếu Lược để huấn luyện Tướng sĩ, bài Hịch Tướng sĩ như một bản Tuyên cáo dõng dạc của Tổ Quốc hồi nguy biến, kêu gọi toàn dân, toàn quân đoàn kết hy sinh dể chiến đấu bảo vệ giang sơn. Ngài đã viết :”Các người ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn; làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường thiết yến sứ ngụy mà không biết căm...” Lời khích quân của ngài có sức mạnh vĩ đại thôi thúc quân sĩ hết lòng chiến đấu. Quân ta liên tiếp thắng lớn trên các chiến trường. Ðặc biệt, trận chiến sông Bạch Ðằng có thể so với trận Xích Bích thời Tam quốc -- nơi quân Ngô trói chặt chiến thuyền của quân Tào mà đốt sạch. Trần Hưng Ðạo, không kém gì Khổng Minh, đã cho quân vót sẵn chông có bọc sắt, cắm giữa dòng sông rồi dụ cho chiến thuyền quân Nguyên đến. Khi nước thủy triều rút xuống, tàu giặc bị cọc sắt đâm thủng, quân ta dùng thuyền nhẹ mà tiêu diệt gọn. Tướng tài của địch là Ô Mã Nhi bị giết trong trận này. Sau này trong dân gian có câu: “Ðằng Giang tự cổ huyết do hồng” để luôn nhắc nhở chiến công hiển hách đó. Nhà Trần ý thức tầm quan trọng của binh bị, nên đã lập ra Giảng Võ đường, là trường Sĩ quan đầu tiên của Quân đội Việt nam. Vua cho mở khoa thi Tiến sĩ Võ để chọn nhân tài song song với khoa thi chọn văn quan. Anh hùng thời nhà Trần nhiều như sao trên bầu trời đêm : người bán than Trần Khánh Dư, người đan sọt Phạm Ngũ Lão, cậu thiếu niên Trần Quốc Toản ,người nhái Yết Kiêu, Dã Tượng, can đảm tỉnh táo trên đất thù như Trần Nhật Duật, bất khuất trong tay giặc như Trần Bình Trọng với câu nói để đời “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.” Hàng trăm năm sau, dân tộc lại sinh sản anh hùng áo vải đất Lam Sơn : Bình Ðịnh Vương Lê Lợi và nhà chính trị thiên tài Nguyễn Trãi (Lê Lợi được chọn làm Thánh tổ của Ðịa phương quân/ Nghĩa Quân, Nguyễn Trãi của ngành Chiến Tranh Chính Trị). Nguyễn Trãi đã phò tá Lê Lợi trong mười năm gian khổ, tiến hành chiến tranh du kích đến thắng lợi dành lại độc lập từ tay quân nhà Minh. Cùng thời với nhà chinh phục lỗi lạc Napoleon bên Pháp, chúng ta có anh hùng thiên tài Quang Trung Nguyễn Huệ, so sánh giữa hai người, có nhiều điểm tương đồng. Vua Quang Trung chỉ trong một thời gian ngắn, dẹp tan cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn, diệt quân Xiêm ở Rạch Gầm, Xoài Mút, thần tốc tiến quân ra Bắc và trong ba ngày Tết Kỷ Dậu, đã đánh tan tành hai chục vạn quân Thanh xâm lược. Ngài giữ đúng lời hứa với quân sĩ là sẽ ăn Tết trong thành Thăng Long. Ngài là vị tướng luôn ở đầu lằn tên mũi đạn trong cuộc xung phong phá thành lũy quân thù. Vua Quang Trung ôm ấp một hoài bão lớn: đó là lấy lại đất cũ của tổ tiên. Nếu ngài không sớm qua đời, bản đồ Việt nam ngày nay đã kéo dài đến hai tỉnh Quảng Ðông Quảng Tây. Quân đội của Lê Lợi giỏi đánh du kích, thì Quân đội Tây Sơn thiện chiến về trận địa chiến, tốc chiến tốc thắng. Lần đầu tiên trong quân sử, Nguyễn Huệ đã áp dụng tổ chức tam tam chế trong điều động binh sĩ, tổ chức tiếp vận một cách khoa học, chu đáo và tinh vi dể bảo đảm cho một đạo quân lớn trên suốt hành trình dọc theo chiều dài đất nước.
Triều đại nhà Nguyễn không có võ công xuất sắc, trong khi nền văn minh các nước phương Tây đã đạt đến trình độ cơ giới cao. Quân Nguyễn thiếu thực tế chiến trường một thời gian dài, và trang bị quá thô sơ, nên đất nước lại lần nữa rơi vào vòng đô hộ của ngoại bang. Hiệp ước Giáp Thân 1884 dánh dấu sự mất chủ quyền của dân tộc vào tay thực dân Pháp. Nhưng không thời nào dân tộc ta không có những anh hùng hào kiệt. Tướng Trương Minh Giảng bình định miền Nam, mở rộng bản đồ Việt Nam cho đến mũi Cà Mâu, ảnh hưởng bao trùm lên cả Cao miên. Thời Vua Minh Mạng, bản đồ Việt Nam gồm cả toàn xứ Ðông Ðương. Ai Lao, Cao miên trở thành chư hầu của ta, hàng năm triều cống. Trong kháng chiến chống Pháp, chúng ta có Vua Hàm Nghi, Vua Duy Tân, cha con Ðại Tướng Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Lâm, tướng Hoàng Diệu, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học, Ðội Cấn, bà Ðặng thị Nhu, anh hùng Sa Ðiện Phạm Hồng Thái... Nhân dân ta không hề có một ngày ngưng cuộc chiến đấu, từ Nam ra Bắc, miền cao nguyên hay nơi đồng bằng. Và cuộc kháng chiến vĩ đại của toàn dân đánh đuổi thực dân đã bị bọn Cộng sản Hồ chí Minh cướp công trên tay bao chiến sĩ Quốc Gia.
Cộng sản và Thực dân câu kết ký Hiệp định Geneve chia đôi đất nước, quân kháng chiến miền Nam (chưa hề biết gì về Cộng sản) lầm lạc tập kết ra Bắc chịu sự chi phối của bọn Cộng sản. Miền Nam xây dựng chế độ Dân chủ kiểu Tây phương. Ðiều không tránh được là phải xây dựng Quân đội Quốc gia trên cơ sở Quân đội do Pháp và Triều đình Huế để lại. Ðây là một yếu điểm, quân đội Việt Nam Cộng hoà sơ khởi gồm nhiều thành phần phức tạp: một phần là các đơn vị Việt nam trong Quân đội Liên Hiệp Pháp có tính chất chánh qui, một phần là các đơn vị Việt binh đoàn, Bảo chính đoàn của Triều đình Huế ít khả năng chiến đấu. Tướng lãnh thì không có, phải dùng các sĩ quan cấp tá, úy của quân đội liên hiệp Pháp, cho thăng vượt cấp để nắm các chức vụ then chốt. Ðầu tiên gọi là Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam sau đổi thành Quân Ðội Việt nam Cộng Hòa, sau đó lại đổi thành Quân Lực VNCH. Ban sơ với vài đơn vị Bộ binh cấp Tiểu đoàn, Liên đoàn, Quân đội ta tiến đến thành lập các sư đoàn khinh chiến, dã chiến, các đơn vị Nhảy dù, Trọng pháo, các đơn vị Hải Quân, Không quân với trang bị do Pháp để lại và viện trợ quân sự Hoa kỳ thông qua phái bộ MAC-V (Military Assistance Command- Vietnam). Trường Võ bị Liên Quân Ðà Lạt, Liên trường Võ khoa Thủ Ðức, nơi đào tạo Sĩ quan có đầy đủ kiến thức quân sự tài ba cho Quân đội. Sau này hai trường trên đổi tên là Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, trường Bộ Binh. Quân đội ta đã dần dần trưởng thành trong cuộc chiến đấu chống Cộng và trở thành hùng mạnh nhất vào thời kỳ những cuối thập niên 60, 70. Mười một sư đoàn Bộ binh, hai sư đoàn Dù và Thủy quân Lục chiến, hàng chục liên đoàn Biệt động quân được trang bị hùng hậu là những mũi lao thép trên 4 vùng chiến thuật. Lực lượng Ðặc biệt, mà dân ta thường quen với tên gọi Biệt kích dù là quân chủng tinh nhuệ nhất, hoạt động âm thầm trong lòng địch. Những đơn vị Ðịa phương quân, từ các tỉnh đoàn Bảo an bán chính quy, được sáp nhập vào quân lực đảm trách an ninh diện địa. Hình ảnh người lính Cộng Hòa thân yêu, gần gủi với đồng bào qua những chiến dịch bình định nông thôn, là đề tài cho bao trang sách báo, phim ảnh, ca nhạc. Lớp sĩ quan trẻ đào tạo trong thời Cộng hoà có tư cách, bản lãnh, có tài ba dần dần thay thế lớp người cũ ở các địa vị trung cấp. Cuộc chiến tranh mang màu sắc ý thức hệ không thể thiếu bóng dáng người sĩ quan chính trị để động viên tinh thần chiến đấu anh em quân nhân. Năm 1966, trường Ðại học Chiến tranh Chính trị được thành lập để đào tạo sĩ quan hiện dịch đảm trách công tác tư tưởng trong quân đội. Từ những toán nữ Trợ tá Xã hội, đoàn Nữ quân nhân được thành lập, đảm trách các công vụ trong ngành Xã hội, Truyền tin, Quân Y. Các trường Không quân, Hải quân được cải tổ, trang bị lại tối tân theo đà phát triển quân lực, huấn luyện những sĩ quan phi hành, hoa tiêu trên các loại phi cơ tối tân hay trên những chiến hạm lớn. Hải quân ta có những khu trục hạm, hộ tống hạm, hải vận hạm, có trọng tải lớn, đứng ở hàng thứ năm trên thế giới; Không quân có những chiến đấu cơ siêu thanh, vận tải cơ khổng lồ, có lực lượng trực thăng hàng ngàn chiếc cũng đứng vào hàng thứ sáu trên thế giới. Ðó là hai quân chủng hùng hậu yểm trợ đắc lực cho các đơn vị bộ chiến. Trận phản công tết Mậu thân trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa năm 1968 là một minh chứng cụ thể cho sự lớn mạnh và thiện chiến của quân ta. Trong một thời gian ngắn, từ lúng túng - bất ngờ vì cộng quân vi phạm lệnh hưu chiến ngày xuân - quân ta dần dần lấy lại thế chủ động, đẩy dồn Bắc quân vào những lò sát sinh, diệt hàng ngàn tên phơi thây xung quanh cổ thành Quảng trị, cố đô Huế và hàng chục thị xã miền Nam, cho chúng được thỏa mãn nguyện vọng “sinh Bắc tử Nam”. Toàn bộ quân Việt cộng (cả điạ phương lẫn du kích) và hạ tầng cơ sở của bọn Mặt trận Giải phóng bị lộ diện và tiêu diệt sạch. Về sau Hà nội đưa cán bộ miền bắc và hàng sư đoàn chính quy vào thay thế. Hình ảnh người lính chiến Cộng hoà vừa oai hùng, vừa hào hoa, là lý tưởng thời đại của bao thanh niên mới lớn, là ước mơ thầm kín của các thiếu nữ đang xuân. Từ đây, người anh hùng không phải chỉ là những vị tướng quân, mà là anh hạ sĩ can trường trên đồi máu Charlie, người pháo thủ binh nhì nơi mặt trận An lộc., hoặc anh nghĩa quân âm thầm ngày đêm canh gác cho đồng bào nông thôn được yên ổn cấy cày. Các thế hệ thanh niên ưu tú miền Nam nối nhau lên đường tòng quân làm nghĩa vụ thiêng liêng đối với tổ quốc. Chiến trường càng khốc liệt càng thôi thúc bao tâm hồn đầy nhiệt huyết lên đường diệt công giữ quê. Những khoá sĩ quan Ðalat ra trường ai cũng nô nức dành chọn những đơn vị chiến đấu : Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động, Lực lượng Ðặc biệt. Lá cờ vàng ba sọc đỏ mà thanh niên miền Nam quyết tâm bảo vệ đã tung bay ngạo nghễ trên cổ thành Quảng trị, Huế, trên các đồi núi trùng điệp cao nguyên Trung phần, trên làng mạc thân yêu đồng bằng sông Cửu long xác nhận uy quyền quốc gia trên toàn lãnh thổ. Cũng lá cờ vàng đã gói trọn thân xác bao anh hùng để đưa vào lòng đất mẹ. Nếu quốc kỳ Việt cộng kêu gọi máu xương và thù hận :”đường vinh quang xây xác quân thù... “, thì quốc kỳ VNCH kêu gọi “vì tương lai núi sông, cùng xông pha khói tên... Thù nuớc lấy máu đào đem báo...” Một bên kêu gào chém giết cho quyền lợi riêng của giai cấp mình, một bên kêu gọi hy sinh cho tổ quốc, dân tộc, ai chính nghĩa hơn ai?
Quân lực VNCH không những anh hùng nơi trận tuyến, mà còn đảm đang nơi hậu phương, đã đóng góp xây dựng nông thôn, đem ánh sáng tự do về tận miền xa xôi của đất nước. Quân lực ta không chỉ anh hùng khi còn chiến đấu với vũ khí trong tay, mà còn bất khuất can trường khi thất thế. Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai và hàng trăm chiến sĩ vô danh khác đã tìm cho mình cái chết vinh quang không để lọt vào tay giặc. Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn khi bị cộng sản đưa ra pháp trường đã yêu cầu: “Ðừng bịt mắt tôi, để tôi còn được thấy đồng bào tôi trước khi chết.” Trong các trại tù cải tạo, anh em quân nhân VNCH các cấp đã ngoan cường, bất khuất, công khai hoặc âm thầm chống đối cho dù có bị tra tấn, khủng bố triền miên. Thử nghĩ, bọn cán binh Cộng sản bị ta bắt trong chiến tranh có bất khuất cũng chẳng có gì lạ, vì chúng được bảo vệ bởi Công ước Geneve về tù binh, và chúng biết VNCH tôn trọng luật pháp quốc tế, bên cạnh còn có sự giám sát của các nước. Chúng lại có niềm hy vọng lớn lao vì cuộc chiến còn tiếp diễn. Chúng còn hậu phương, còn miền Bắc và các nước phe cộng sản yểm trợ. Ngược lại, anh em quân nhân VNCH có gì sau 1975? Không chính phủ lưu vong, không phong trào kháng chiến bên ngoài để hậu thuẫn; Ðồng minh thì bỏ rơi, thế giới thì quay lưng. Họ chỉ còn khí tiết của người chiến sĩ, còn lý tưởng tự do mà tự bảo vệ thanh danh, còn gương Trần Bình Trọng phải noi theo mà thôi.
Cộng sản đã thất bại không tẩy não được các anh, không làm cho các anh khuất phục dù đã ra sức đàn áp dã man. Năm năm, mười năm, càng lâu càng nuôi ý chí căm thù. Không ngày nào trong các trại giam mà thiếu những hoạt động chống đối, khi âm thầm, khi bùng nổ công khai. Anh em ta đã đoàn kết thương yêu, đùm bọc giúp nhau giữ vững lập trường quốc gia.
Kỷ niệm ngày Quân lực năm nay, nhớ lại 30 năm trước, sau khi quân đội làm cách mạng lật đổ chế độ gia đình trị của cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm, đất nuớc đã trải qua một thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Cộng sản thì tăng cường quân đội, vũ khí đe doạ an ninh lãnh thổ, bên trong các chính phủ dân sự nối tiếp nhau cầm quyền nhưng không đáp ứng được nhu cầu tình thế phức tạp. Quân đội phải đứng ra đảm đương trọng trách lèo lái con thuyền quốc gia.
Quân đội ta trưởng thành nhanh chóng trong giai đoạn này. Chỉ sau vài năm, quân ta làm chủ các chiến trường đẩy cộng quân chạy qua bên kia biên giới Việt Miên để ẩn náu. Ngoài Bắc, Hà nội tưởng sắp treo cờ hàng vì không chịu nổi bom đạn của Hoa kỳ.
Thế nhưng, Hoa Kỳ, vì quyền lợi của mình trên chính trường thế giới đã ngầm thỏa hiệp với Nga Sô (Hội nghị thượng đỉnh giữa Richard Nixon và Brejnev tại Vladivostok cuối năm 1973), bán đứng VNCH cho khối cộng để đổi lấy vùng dầu lửa Trung Ðông. Bên trong, thì tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu quay ra đàn áp đối lập và che chở cho một hệ thống tham nhũng làm suy yếu tiềm năng chiến đấu của quân đội, mất niềm tin nơi dân chúng. Những quyết định quân sự sai lạc đã làm anh em chiến sĩ tức tưởi. Ðang tiến công vũ bão thì bị gọi dừng quân (sông Thạch Hãn, Quảng trị 1972), phi pháo Hoa kỳ thì từ chối yểm trợ khi một trung đoàn ta bị ba sư đoàn Việt cộng bao vây (trận Snuol), tình báo Mỹ cho tin sai lạc dẫn đến thất bại Hạ Lào, nghi vấn về cái chết tai nạn của Ðại tướng Ðỗ Cao Trí giữa lúc quân ta đang tiến công. Rất nhiều điều mà sử sách sau này sẽ phanh phui về một sự phản bội của đồng minh
Tuy Quân Lực VNCH không chu toàn nhiệm vụ bảo vệ miền Nam thân yêu, nhưng toàn dân miền Nam vẫn dành trọn vẹn lòng yêu thương, kính mến vô bờ với các chiến sĩ. Cả đồng bào miền Bắc, sau một thời gian tiếp xúc, đã phủ nhận sự tuyên truyền của Việt cộng về hình ảnh người chiến sĩ VNCH. Khi những đoàn tàu, xe chở anh em quân nhân miền Nam ra Bắc giam giữ, đến đâu, đồng bào cũng ném lên những món quà nhỏ và trao thầm những ánh mắt thương cảm chứ không biểu lộ hận thù như bọn Việt cộng thường xúi dục.
Chúng ta vẫn tự hào là ngưới chiến sĩ VNCH, chiến đấu vì lý tưởng tự do, chúng ta không chiến đấu cho một chế độ nào, cho một cá nhân, tập đoàn nào mà chiến đấu vì dân tộc. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù ở phương trời nào, những người trai lính cộng hoà vẫn giữ gìn phong cách, kiên định lập trường, nuôi dưỡng trong tim ý chí sắt đá, thề nguyền diệt cộng, quang phục quê hương, đưa giống nòi qua cơn trầm luân, trả lại cho nhân dân quyền sống làm người ấm no, hạnh phúc. Tuy không còn chiến đấu vũ lực, chúng ta vẫn phải là ngọn đuốc tiền phong trong cuộc đấu tranh trên bình diện văn hoá, tư tưởng cho đến ngày thắng lợi.
Đỗ Văn Phúc
Si Vis Pacem, Para Bellum
Lịch sử Việt Nam là một lịch sử chiến đấu không ngừng nghỉ. Dân tộc Việt Nam hiền hòa nhưng ở vào một tình thế bất khả kháng, dã trở thành một dân tộc thiện chiến trong suốt quá trình lịch sử kể từ khi vua Hùng lập quốc cho đến nay. Có thế mới bảo lưu được nòi giống và nền văn hóa độc đáo của mình qua bốn ngàn năm thăng trầm.
Nhìn vào bản đồ khu vực Nam Á Châu, Việt nam ta ở vào một vị trí dặc biệt thuận tiện vừa về mặt kinh tế, vừa về mặt chiến lược. Theo quan điểm chiến lược cổ truyền, Việt Nam là cửa ngõ của vùng Ðông Nam Á, là ngã tư giao thương quốc tế. Trên mảnh đất hình chữ S, có một dân tộc cần cù, thông minh, và một nguồn tài nguyên thiên nhiên hiếm có. Việt nam trở thành mục tiêu cho bao thế lực bành trướng đế quốc, thực dân từ muôn đời nay. Lịch sử có lúc thăng lúc trầm, dân tộc có lúc thành, lúc bại, nhưng để giữ gìn một nòi giống với nền văn hóa cổ truyền độc đáo của mình, tổ tiên chúng ta đã phải đổ bao nhiêu xương máu cho trang sử của chúng ta còn tiếp nối đến ngày nay. Hình ảnh người Lính Việt Nam luôn sáng ngời trên từng trang, từng hàng chữ của cuốn sử dày bốn ngàn năm, cũng như bàng bạc trong văn chương bình dân và văn chương bác học.
Ði ngược dòng thời gian, từ khi vua Hoàng đế chiến thắng các bộ lạc miền Hoa Nam, thiết lập nên một nhà nước Trung Hoa đầu tiên ở địa bàn sông Dương tử. Hai trong số hàng trăm bộ lạc Việt: Âu-Việt và Lạc-Việt đã phải di cư xuống phương nam, kết hợp và lập thành nước Âu-Lạc với triều đại Hồng Bàng kéo dài mười tám đời Vua. Trong suốt gần hai ngàn năm huyền sử này, dĩ nhiên tổ tiên ta phải cật lực chiến dấu để sống còn trước cơn lốc chiến tranh của các bộ lạc trong giai đoạn tan và hợp để tạo nên những quốc gia đầu tiên trong lịch sử loài người với những định chế chính trị xã hội văn minh dần lên. Quân đội thời Hùng vương đặt dưới quyền chỉ huy của vị Lạc tướng (hay còn gọi là Hùng Tướng). Lịch sử không để lại cho chúng ta điều gì cụ thể hơn, vì thời này chúng ta chưa có sử ký. Mọi biến cố đều căn cứ trên sách sử Trung hoa mà dĩ nhiên rất sơ sài và hiếm hoi. Hàng ngàn năm các triều đại Trung hoa bận rộn với các cuộc nội chiến nên ít dòm ngó xuống phương nam xa lắc xa lơ. Mãi đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung hoa, lập nên một nhà nước trung ương tập quyền hùng mạnh, Việt Nam bắt đầu thấy hiểm họa Bắc phương. Lịch sử chiến tranh Việt nam có thể coi như bắt đầu bằng cuộc chiến giữa Thục An Dương Vương và Triệu Ðà, một tùy tướng của Ðồ Thư được lệnh nhà Tần chinh phục phương Nam. Chuyện chiếc nõ thần là bài học về tình báo đầu tiên lồng trong bối cảnh của một thiên tình sử lãng mạn của đôi trai gái địch thù Trọng Thủy Mỵ Châu.
Ðến đời nhà Hán, hai vị anh thư Trưng Trắc, Trưng Nhị đứng lên khởi nghĩa chống sự đô hộ tàn bào của Thái thú Tô Ðịnh. Hai bà Trưng vốn dòng dõi nhà Lạc Tướng, vì nợ nước, thù chồng dã hiên ngang quật khởi đánh đổ ách thống trị ngoại bang. Hai bà đã lập nên vương quyền, tuyên xưng độc lập năm 43 trước Tây lịch. Kế đó là bà Triệu thị Trinh (Triệu Ẩu) nổi dậy chống lại nhà Ðông Ngô. Bà đã nói một câu đầy hùng khí :”Ta thà cởi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển đông, quét sạch bờ cõi, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chú không thèm bắt chước người đời cúi đầu khom lưng làm tì thiếp người ta”
Liên tiếp trong gần một ngàn năm đô hộ của Trung Hoa, dân tộc ta đã sản sinh nhiều vị anh hùng như Phùng Hưng, Mai Hắc Ðế, Dạ Trạch Vương... Năm 937, Tướng Ngô Quyền dành lại độc lập toàn vẹn cho Tổ quốc, mở đầu một thời kỳ tự chủ lâu dài, Việt Nam trở thành một quốc gia hùng cường, có uy tín trong vùng, bắt đầu thời kỳ xây dựng một nền văn hóa riêng biệt. Ðinh Tiên Hoàng, Lý Công Uẩn xuất thân từ binh nghiệp mà dựng vương quyền. Ðại Tướng Lý Thường Kiệt, nhân nội tình Trung hoa đang phân hoá vì áp dụng luật pháp khắt khe của Vương An Thạch, ngài đem quân đánh sâu vào lãnh thổ hai tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây, gây áp lực với triều đình nhà Tống. Quân Việt đánh đâu thắng đó, và được dân chúng địa phương hết lòng ủng hộ. Từ đó cho đến cho cả trăm năm kế đó, Trung Hoa chẳng dám dòm ngó gì nữa. Những trang quân sử chói lọi nhất vẫn là trang sử ba lần đánh thắng quân Nguyên. Gengis Khan (Thành Cát Tư Hãn) vào thế kỷ 12, dấy lên từ thảo nguyên Mông cổ, đã chinh phục hầu hết đất đai trên địa cầu, từ đông sang tây, Á sang Âu. Vó ngựa ông dẫm nát các thành trì đế quốc Hồi giáo khi đó rất hùng cường. Ðến Ba lan, vua Ba lan phải kéo quần thần ra trước cổng thành quỳ xuống xin hàng; đến Nga, san bằng Mạc tư khoa trong nháy mắt. Trước khi qua đời, Gengis Khan dặn con cháu bành trướng thế lực cho đến tận nơi nào mà vó ngựa quân Mông cổ còn đến được. Gần như toàn thể thế giới đều chịu khuất phục trước sức mạnh của họ. Con và cháu ông, Ogedai (Oa Khoát Ðài) và Mongke (Mông Kha) diệt nhà Tống, chiếm được Trung hoa, lập nên triều đại nhà Nguyên kéo dài hàng trăm năm. Trước khi chiếm được Trung nguyên, và cũng sau khi đã lập nên đế quốc Nguyên rộng lớn, họ nhiều lần nhòm ngó tới Việt Nam, nhưng đành dừng lại trước sức đề kháng mãnh liệt của quân dân ta. Trong những trận đánh lớn nhỏ, dân tộc ta đã thách thức sức mạnh Mông cổ và đã chiến thắng oanh liệt. Thái tử nhà Nguyên là Thoát Hoan phải chui vào trốn trong một ống đồng để thoát về Tàu. Toa đô, Ô Mã Nhi và nhiều tướng Mông Cổ phơi thây trên các chiến trường đẫm máu Chương Dương, Kiếp Bạc, sông Hàm tử và nhất là sông Bạch Ðằng, nơi xóa tan giấc mộng xâm lăng của giặc Nguyên. Chúng ta có một nhà quân sự lỗi lạc vừa là một nhà chiến tranh chính trị xuất chúng : Ðức Ðại Vương Trần Hưng Ðạo (Hải Quân VN chọn ngài làm Thánh Tổ). Ngài để lại cho hậu thế bộ Binh Thư Yếu Lược để huấn luyện Tướng sĩ, bài Hịch Tướng sĩ như một bản Tuyên cáo dõng dạc của Tổ Quốc hồi nguy biến, kêu gọi toàn dân, toàn quân đoàn kết hy sinh dể chiến đấu bảo vệ giang sơn. Ngài đã viết :”Các người ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn; làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường thiết yến sứ ngụy mà không biết căm...” Lời khích quân của ngài có sức mạnh vĩ đại thôi thúc quân sĩ hết lòng chiến đấu. Quân ta liên tiếp thắng lớn trên các chiến trường. Ðặc biệt, trận chiến sông Bạch Ðằng có thể so với trận Xích Bích thời Tam quốc -- nơi quân Ngô trói chặt chiến thuyền của quân Tào mà đốt sạch. Trần Hưng Ðạo, không kém gì Khổng Minh, đã cho quân vót sẵn chông có bọc sắt, cắm giữa dòng sông rồi dụ cho chiến thuyền quân Nguyên đến. Khi nước thủy triều rút xuống, tàu giặc bị cọc sắt đâm thủng, quân ta dùng thuyền nhẹ mà tiêu diệt gọn. Tướng tài của địch là Ô Mã Nhi bị giết trong trận này. Sau này trong dân gian có câu: “Ðằng Giang tự cổ huyết do hồng” để luôn nhắc nhở chiến công hiển hách đó. Nhà Trần ý thức tầm quan trọng của binh bị, nên đã lập ra Giảng Võ đường, là trường Sĩ quan đầu tiên của Quân đội Việt nam. Vua cho mở khoa thi Tiến sĩ Võ để chọn nhân tài song song với khoa thi chọn văn quan. Anh hùng thời nhà Trần nhiều như sao trên bầu trời đêm : người bán than Trần Khánh Dư, người đan sọt Phạm Ngũ Lão, cậu thiếu niên Trần Quốc Toản ,người nhái Yết Kiêu, Dã Tượng, can đảm tỉnh táo trên đất thù như Trần Nhật Duật, bất khuất trong tay giặc như Trần Bình Trọng với câu nói để đời “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.” Hàng trăm năm sau, dân tộc lại sinh sản anh hùng áo vải đất Lam Sơn : Bình Ðịnh Vương Lê Lợi và nhà chính trị thiên tài Nguyễn Trãi (Lê Lợi được chọn làm Thánh tổ của Ðịa phương quân/ Nghĩa Quân, Nguyễn Trãi của ngành Chiến Tranh Chính Trị). Nguyễn Trãi đã phò tá Lê Lợi trong mười năm gian khổ, tiến hành chiến tranh du kích đến thắng lợi dành lại độc lập từ tay quân nhà Minh. Cùng thời với nhà chinh phục lỗi lạc Napoleon bên Pháp, chúng ta có anh hùng thiên tài Quang Trung Nguyễn Huệ, so sánh giữa hai người, có nhiều điểm tương đồng. Vua Quang Trung chỉ trong một thời gian ngắn, dẹp tan cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn, diệt quân Xiêm ở Rạch Gầm, Xoài Mút, thần tốc tiến quân ra Bắc và trong ba ngày Tết Kỷ Dậu, đã đánh tan tành hai chục vạn quân Thanh xâm lược. Ngài giữ đúng lời hứa với quân sĩ là sẽ ăn Tết trong thành Thăng Long. Ngài là vị tướng luôn ở đầu lằn tên mũi đạn trong cuộc xung phong phá thành lũy quân thù. Vua Quang Trung ôm ấp một hoài bão lớn: đó là lấy lại đất cũ của tổ tiên. Nếu ngài không sớm qua đời, bản đồ Việt nam ngày nay đã kéo dài đến hai tỉnh Quảng Ðông Quảng Tây. Quân đội của Lê Lợi giỏi đánh du kích, thì Quân đội Tây Sơn thiện chiến về trận địa chiến, tốc chiến tốc thắng. Lần đầu tiên trong quân sử, Nguyễn Huệ đã áp dụng tổ chức tam tam chế trong điều động binh sĩ, tổ chức tiếp vận một cách khoa học, chu đáo và tinh vi dể bảo đảm cho một đạo quân lớn trên suốt hành trình dọc theo chiều dài đất nước.
Triều đại nhà Nguyễn không có võ công xuất sắc, trong khi nền văn minh các nước phương Tây đã đạt đến trình độ cơ giới cao. Quân Nguyễn thiếu thực tế chiến trường một thời gian dài, và trang bị quá thô sơ, nên đất nước lại lần nữa rơi vào vòng đô hộ của ngoại bang. Hiệp ước Giáp Thân 1884 dánh dấu sự mất chủ quyền của dân tộc vào tay thực dân Pháp. Nhưng không thời nào dân tộc ta không có những anh hùng hào kiệt. Tướng Trương Minh Giảng bình định miền Nam, mở rộng bản đồ Việt Nam cho đến mũi Cà Mâu, ảnh hưởng bao trùm lên cả Cao miên. Thời Vua Minh Mạng, bản đồ Việt Nam gồm cả toàn xứ Ðông Ðương. Ai Lao, Cao miên trở thành chư hầu của ta, hàng năm triều cống. Trong kháng chiến chống Pháp, chúng ta có Vua Hàm Nghi, Vua Duy Tân, cha con Ðại Tướng Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Lâm, tướng Hoàng Diệu, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học, Ðội Cấn, bà Ðặng thị Nhu, anh hùng Sa Ðiện Phạm Hồng Thái... Nhân dân ta không hề có một ngày ngưng cuộc chiến đấu, từ Nam ra Bắc, miền cao nguyên hay nơi đồng bằng. Và cuộc kháng chiến vĩ đại của toàn dân đánh đuổi thực dân đã bị bọn Cộng sản Hồ chí Minh cướp công trên tay bao chiến sĩ Quốc Gia.
Cộng sản và Thực dân câu kết ký Hiệp định Geneve chia đôi đất nước, quân kháng chiến miền Nam (chưa hề biết gì về Cộng sản) lầm lạc tập kết ra Bắc chịu sự chi phối của bọn Cộng sản. Miền Nam xây dựng chế độ Dân chủ kiểu Tây phương. Ðiều không tránh được là phải xây dựng Quân đội Quốc gia trên cơ sở Quân đội do Pháp và Triều đình Huế để lại. Ðây là một yếu điểm, quân đội Việt Nam Cộng hoà sơ khởi gồm nhiều thành phần phức tạp: một phần là các đơn vị Việt nam trong Quân đội Liên Hiệp Pháp có tính chất chánh qui, một phần là các đơn vị Việt binh đoàn, Bảo chính đoàn của Triều đình Huế ít khả năng chiến đấu. Tướng lãnh thì không có, phải dùng các sĩ quan cấp tá, úy của quân đội liên hiệp Pháp, cho thăng vượt cấp để nắm các chức vụ then chốt. Ðầu tiên gọi là Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam sau đổi thành Quân Ðội Việt nam Cộng Hòa, sau đó lại đổi thành Quân Lực VNCH. Ban sơ với vài đơn vị Bộ binh cấp Tiểu đoàn, Liên đoàn, Quân đội ta tiến đến thành lập các sư đoàn khinh chiến, dã chiến, các đơn vị Nhảy dù, Trọng pháo, các đơn vị Hải Quân, Không quân với trang bị do Pháp để lại và viện trợ quân sự Hoa kỳ thông qua phái bộ MAC-V (Military Assistance Command- Vietnam). Trường Võ bị Liên Quân Ðà Lạt, Liên trường Võ khoa Thủ Ðức, nơi đào tạo Sĩ quan có đầy đủ kiến thức quân sự tài ba cho Quân đội. Sau này hai trường trên đổi tên là Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, trường Bộ Binh. Quân đội ta đã dần dần trưởng thành trong cuộc chiến đấu chống Cộng và trở thành hùng mạnh nhất vào thời kỳ những cuối thập niên 60, 70. Mười một sư đoàn Bộ binh, hai sư đoàn Dù và Thủy quân Lục chiến, hàng chục liên đoàn Biệt động quân được trang bị hùng hậu là những mũi lao thép trên 4 vùng chiến thuật. Lực lượng Ðặc biệt, mà dân ta thường quen với tên gọi Biệt kích dù là quân chủng tinh nhuệ nhất, hoạt động âm thầm trong lòng địch. Những đơn vị Ðịa phương quân, từ các tỉnh đoàn Bảo an bán chính quy, được sáp nhập vào quân lực đảm trách an ninh diện địa. Hình ảnh người lính Cộng Hòa thân yêu, gần gủi với đồng bào qua những chiến dịch bình định nông thôn, là đề tài cho bao trang sách báo, phim ảnh, ca nhạc. Lớp sĩ quan trẻ đào tạo trong thời Cộng hoà có tư cách, bản lãnh, có tài ba dần dần thay thế lớp người cũ ở các địa vị trung cấp. Cuộc chiến tranh mang màu sắc ý thức hệ không thể thiếu bóng dáng người sĩ quan chính trị để động viên tinh thần chiến đấu anh em quân nhân. Năm 1966, trường Ðại học Chiến tranh Chính trị được thành lập để đào tạo sĩ quan hiện dịch đảm trách công tác tư tưởng trong quân đội. Từ những toán nữ Trợ tá Xã hội, đoàn Nữ quân nhân được thành lập, đảm trách các công vụ trong ngành Xã hội, Truyền tin, Quân Y. Các trường Không quân, Hải quân được cải tổ, trang bị lại tối tân theo đà phát triển quân lực, huấn luyện những sĩ quan phi hành, hoa tiêu trên các loại phi cơ tối tân hay trên những chiến hạm lớn. Hải quân ta có những khu trục hạm, hộ tống hạm, hải vận hạm, có trọng tải lớn, đứng ở hàng thứ năm trên thế giới; Không quân có những chiến đấu cơ siêu thanh, vận tải cơ khổng lồ, có lực lượng trực thăng hàng ngàn chiếc cũng đứng vào hàng thứ sáu trên thế giới. Ðó là hai quân chủng hùng hậu yểm trợ đắc lực cho các đơn vị bộ chiến. Trận phản công tết Mậu thân trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa năm 1968 là một minh chứng cụ thể cho sự lớn mạnh và thiện chiến của quân ta. Trong một thời gian ngắn, từ lúng túng - bất ngờ vì cộng quân vi phạm lệnh hưu chiến ngày xuân - quân ta dần dần lấy lại thế chủ động, đẩy dồn Bắc quân vào những lò sát sinh, diệt hàng ngàn tên phơi thây xung quanh cổ thành Quảng trị, cố đô Huế và hàng chục thị xã miền Nam, cho chúng được thỏa mãn nguyện vọng “sinh Bắc tử Nam”. Toàn bộ quân Việt cộng (cả điạ phương lẫn du kích) và hạ tầng cơ sở của bọn Mặt trận Giải phóng bị lộ diện và tiêu diệt sạch. Về sau Hà nội đưa cán bộ miền bắc và hàng sư đoàn chính quy vào thay thế. Hình ảnh người lính chiến Cộng hoà vừa oai hùng, vừa hào hoa, là lý tưởng thời đại của bao thanh niên mới lớn, là ước mơ thầm kín của các thiếu nữ đang xuân. Từ đây, người anh hùng không phải chỉ là những vị tướng quân, mà là anh hạ sĩ can trường trên đồi máu Charlie, người pháo thủ binh nhì nơi mặt trận An lộc., hoặc anh nghĩa quân âm thầm ngày đêm canh gác cho đồng bào nông thôn được yên ổn cấy cày. Các thế hệ thanh niên ưu tú miền Nam nối nhau lên đường tòng quân làm nghĩa vụ thiêng liêng đối với tổ quốc. Chiến trường càng khốc liệt càng thôi thúc bao tâm hồn đầy nhiệt huyết lên đường diệt công giữ quê. Những khoá sĩ quan Ðalat ra trường ai cũng nô nức dành chọn những đơn vị chiến đấu : Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động, Lực lượng Ðặc biệt. Lá cờ vàng ba sọc đỏ mà thanh niên miền Nam quyết tâm bảo vệ đã tung bay ngạo nghễ trên cổ thành Quảng trị, Huế, trên các đồi núi trùng điệp cao nguyên Trung phần, trên làng mạc thân yêu đồng bằng sông Cửu long xác nhận uy quyền quốc gia trên toàn lãnh thổ. Cũng lá cờ vàng đã gói trọn thân xác bao anh hùng để đưa vào lòng đất mẹ. Nếu quốc kỳ Việt cộng kêu gọi máu xương và thù hận :”đường vinh quang xây xác quân thù... “, thì quốc kỳ VNCH kêu gọi “vì tương lai núi sông, cùng xông pha khói tên... Thù nuớc lấy máu đào đem báo...” Một bên kêu gào chém giết cho quyền lợi riêng của giai cấp mình, một bên kêu gọi hy sinh cho tổ quốc, dân tộc, ai chính nghĩa hơn ai?
Quân lực VNCH không những anh hùng nơi trận tuyến, mà còn đảm đang nơi hậu phương, đã đóng góp xây dựng nông thôn, đem ánh sáng tự do về tận miền xa xôi của đất nước. Quân lực ta không chỉ anh hùng khi còn chiến đấu với vũ khí trong tay, mà còn bất khuất can trường khi thất thế. Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai và hàng trăm chiến sĩ vô danh khác đã tìm cho mình cái chết vinh quang không để lọt vào tay giặc. Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn khi bị cộng sản đưa ra pháp trường đã yêu cầu: “Ðừng bịt mắt tôi, để tôi còn được thấy đồng bào tôi trước khi chết.” Trong các trại tù cải tạo, anh em quân nhân VNCH các cấp đã ngoan cường, bất khuất, công khai hoặc âm thầm chống đối cho dù có bị tra tấn, khủng bố triền miên. Thử nghĩ, bọn cán binh Cộng sản bị ta bắt trong chiến tranh có bất khuất cũng chẳng có gì lạ, vì chúng được bảo vệ bởi Công ước Geneve về tù binh, và chúng biết VNCH tôn trọng luật pháp quốc tế, bên cạnh còn có sự giám sát của các nước. Chúng lại có niềm hy vọng lớn lao vì cuộc chiến còn tiếp diễn. Chúng còn hậu phương, còn miền Bắc và các nước phe cộng sản yểm trợ. Ngược lại, anh em quân nhân VNCH có gì sau 1975? Không chính phủ lưu vong, không phong trào kháng chiến bên ngoài để hậu thuẫn; Ðồng minh thì bỏ rơi, thế giới thì quay lưng. Họ chỉ còn khí tiết của người chiến sĩ, còn lý tưởng tự do mà tự bảo vệ thanh danh, còn gương Trần Bình Trọng phải noi theo mà thôi.
Cộng sản đã thất bại không tẩy não được các anh, không làm cho các anh khuất phục dù đã ra sức đàn áp dã man. Năm năm, mười năm, càng lâu càng nuôi ý chí căm thù. Không ngày nào trong các trại giam mà thiếu những hoạt động chống đối, khi âm thầm, khi bùng nổ công khai. Anh em ta đã đoàn kết thương yêu, đùm bọc giúp nhau giữ vững lập trường quốc gia.
Kỷ niệm ngày Quân lực năm nay, nhớ lại 30 năm trước, sau khi quân đội làm cách mạng lật đổ chế độ gia đình trị của cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm, đất nuớc đã trải qua một thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Cộng sản thì tăng cường quân đội, vũ khí đe doạ an ninh lãnh thổ, bên trong các chính phủ dân sự nối tiếp nhau cầm quyền nhưng không đáp ứng được nhu cầu tình thế phức tạp. Quân đội phải đứng ra đảm đương trọng trách lèo lái con thuyền quốc gia.
Quân đội ta trưởng thành nhanh chóng trong giai đoạn này. Chỉ sau vài năm, quân ta làm chủ các chiến trường đẩy cộng quân chạy qua bên kia biên giới Việt Miên để ẩn náu. Ngoài Bắc, Hà nội tưởng sắp treo cờ hàng vì không chịu nổi bom đạn của Hoa kỳ.
Thế nhưng, Hoa Kỳ, vì quyền lợi của mình trên chính trường thế giới đã ngầm thỏa hiệp với Nga Sô (Hội nghị thượng đỉnh giữa Richard Nixon và Brejnev tại Vladivostok cuối năm 1973), bán đứng VNCH cho khối cộng để đổi lấy vùng dầu lửa Trung Ðông. Bên trong, thì tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu quay ra đàn áp đối lập và che chở cho một hệ thống tham nhũng làm suy yếu tiềm năng chiến đấu của quân đội, mất niềm tin nơi dân chúng. Những quyết định quân sự sai lạc đã làm anh em chiến sĩ tức tưởi. Ðang tiến công vũ bão thì bị gọi dừng quân (sông Thạch Hãn, Quảng trị 1972), phi pháo Hoa kỳ thì từ chối yểm trợ khi một trung đoàn ta bị ba sư đoàn Việt cộng bao vây (trận Snuol), tình báo Mỹ cho tin sai lạc dẫn đến thất bại Hạ Lào, nghi vấn về cái chết tai nạn của Ðại tướng Ðỗ Cao Trí giữa lúc quân ta đang tiến công. Rất nhiều điều mà sử sách sau này sẽ phanh phui về một sự phản bội của đồng minh
Tuy Quân Lực VNCH không chu toàn nhiệm vụ bảo vệ miền Nam thân yêu, nhưng toàn dân miền Nam vẫn dành trọn vẹn lòng yêu thương, kính mến vô bờ với các chiến sĩ. Cả đồng bào miền Bắc, sau một thời gian tiếp xúc, đã phủ nhận sự tuyên truyền của Việt cộng về hình ảnh người chiến sĩ VNCH. Khi những đoàn tàu, xe chở anh em quân nhân miền Nam ra Bắc giam giữ, đến đâu, đồng bào cũng ném lên những món quà nhỏ và trao thầm những ánh mắt thương cảm chứ không biểu lộ hận thù như bọn Việt cộng thường xúi dục.
Chúng ta vẫn tự hào là ngưới chiến sĩ VNCH, chiến đấu vì lý tưởng tự do, chúng ta không chiến đấu cho một chế độ nào, cho một cá nhân, tập đoàn nào mà chiến đấu vì dân tộc. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù ở phương trời nào, những người trai lính cộng hoà vẫn giữ gìn phong cách, kiên định lập trường, nuôi dưỡng trong tim ý chí sắt đá, thề nguyền diệt cộng, quang phục quê hương, đưa giống nòi qua cơn trầm luân, trả lại cho nhân dân quyền sống làm người ấm no, hạnh phúc. Tuy không còn chiến đấu vũ lực, chúng ta vẫn phải là ngọn đuốc tiền phong trong cuộc đấu tranh trên bình diện văn hoá, tư tưởng cho đến ngày thắng lợi.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment